Nam Định : Đẩy mạnh số hóa trong nuôi trồng thủy sản

Thứ tư - 23/04/2025 02:28
Nhằm phát triển sản xuất thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, ngành chức năng tỉnh Nam Định đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi số, cơ giới hóa trong thủy sản. Nhờ vậy, hiệu quả sản xuất được nâng cao, đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân.

Theo ông Hoàng Mạnh Hà, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư tỉnh Nam Định, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Nam Định đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ về quy mô diện tích mà còn cả sản lượng.
ao nuoi tom quat nuoc
Ảnh minh họa - Nguồn internet

Tính đến hết quý I/2025, các vùng nuôi tập trung thủy sản nước ngọt đã cải tạo ao, đầm và thả nuôi được hơn 90% diện tích, các vùng nuôi tôm sú đã cải tạo trên 90% diện tích theo kế hoạch, các vùng nuôi cá biển đã cải tạo khoảng 70% diện tích, đang tích cực cải tạo diện tích ao, đầm nuôi tôm thẻ chân trắng. Diện tích đang nuôi khoảng 6.550 ha, trong đó đa số là diện tích đang thả nuôi gối vụ từ năm trước; riêng tôm thẻ chân trắng mới có khoảng 20 ha thả nuôi vụ mới năm 2025.
Người nuôi thủy sản ở các địa phương đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, chú trọng thực hiện đủ các bước trong quy trình nuôi, mạnh dạn thử nghiệm kỹ thuật mới; chuyển từ hình thức nuôi nhỏ lẻ sang nuôi tập trung, nuôi thâm canh áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia về nuôi thủy sản, tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt giúp nâng cao hiệu quả và năng suất nuôi. Đối tượng nuôi đa dạng với các loài cá truyền thống là cá trắm, trôi, chép,…; các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như cá trắm đen, điêu hồng, lóc bông, cá lăng, ếch, chạch sụn,…
Thời gian qua, tỉnh đã tích cực khuyến khích và hỗ trợ người dân chuyển đổi phương thức sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún sang mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ thâm canh và bán thâm canh. Đồng thời, các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng được áp dụng, nâng cao giá trị kinh tế và tiềm năng xuất khẩu của sản phẩm thủy sản.
Nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư, Sở Nông nghiệp và Môi trường Nam Định tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý, tuyên truyền, hỗ trợ người dân thực hiện chuyển đổi số trong ngành nuôi trồng thủy sản, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Điển hình như hiện nay, nhiều cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trên địa bàn đã hợp tác với các nhà sản xuất thí điểm lắp đặt các thiết bị quan trắc môi trường tự động. Thông tin về môi trường ao nuôi được cập nhật và gửi đến người quản lý thông qua các phần mềm chuyên dụng. Việc này không chỉ giúp giảm bớt thời gian lao động trực tiếp quản lý môi trường, tránh sai số mà còn giúp người nuôi phát hiện sớm các vấn đề, từ đó có thể điều chỉnh môi trường kịp thời, giảm thiểu thiệt hại.
Trước đây, người nuôi thường quản lý các yếu tố môi trường bằng phương pháp thủ công, sử dụng trang thiết bị đo đạc cầm tay (máy đo, que test,…). Vì vậy, kết quả thường có sai số, do phụ thuộc khá nhiều vào kinh nghiệm và kỹ năng sử dụng thiết bị và quy trình kiểm tra.
Ngoài ra, thời gian qua, đơn vị cũng đẩy mạnh ứng dụng phần mềm quản lý nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, việc ứng dụng đã được mở rộng qua việc sử dụng các phần mềm tích hợp quản lý các số liệu liên quan đến hoạt động sản xuất từ quản lý con giống, chăm sóc, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc, đến thu hoạch và kết nối tiêu thụ. Các phần mềm này giúp người nuôi trồng thủy sản có cái nhìn tổng quan về sản xuất, quản lý chi phí và lợi nhuận; đồng thời cũng giúp quản lý thông tin về lịch sử chăm sóc và sức khỏe của thủy sản hướng tới số hóa hồ sơ sản xuất, để tự động cập nhật số liệu trên các hệ thống quản lý hành chính theo quy định, nhất là đối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản.
Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư Nam Định tăng cường công tác đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến. Thông qua các lớp tập huấn, các buổi tuyên truyền, Chi cục đã cung cấp thông tin và hỗ trợ người nuôi tiếp cận kiến thức về các phương pháp quản lý, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ mới, và cách ứng dụng các công cụ số trong quản lý sản xuất. Ngoài ra còn trực tiếp hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục hành chính trên hệ thống dịch vụ công, giúp người dân tiếp cận và sử dụng có hiệu quả hệ thống trực tuyến.


 

Tác giả bài viết: Lê Loan

Nguồn tin: Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thư viện pháp luật

28/2023/NĐ-CP

Nghị định 28/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

Thời gian đăng: 03/06/2023

lượt xem: 507 | lượt tải:129

766-QĐ-BKHCN

Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định Về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia

Thời gian đăng: 03/06/2023

lượt xem: 381 | lượt tải:292

674-QĐ-BKHCN

Về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia

Thời gian đăng: 03/06/2023

lượt xem: 404 | lượt tải:338

109/2018/NĐ-CP

Nghị định 109-2018 Chính phủ

Thời gian đăng: 27/05/2023

lượt xem: 335 | lượt tải:135

18/2017/QH14

Luật số 18/2017/QH14 của Quốc hội: Luật Thủy sản

Thời gian đăng: 03/04/2025

lượt xem: 20 | lượt tải:11

04/2011/QH13

Luật Đo lường số 04/2011/QH

Thời gian đăng: 08/06/2023

lượt xem: 208 | lượt tải:112
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây